Nguy cơ ngộ độc với thực phẩm ở ngay trong tủ lạnh

Lâu nay người ta vẫn cảnh báo nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ thức ăn đường phố. Thế nhưng, một nghiên cứu tại Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị cho thấy: Ngộ độc thực phẩm tại nhà mới chiếm số đông, đồng thời “điểm mặt chỉ tên” một trong những nguyên nhân ngộ độc tại nhà là vấn đề ô nhiễm chéo thực phẩm ở tủ lạnh dẫn tới việc xuất hiện một triệu chứng gọi là "ngộ độc thực phẩm tủ lạnh".

Những nghiên cứu gần đây cho thấy ngăn đựng rau quả trong tủ lạnh có thể chứa lượng vi khuẩn cao gấp 750 lần mức an toàn, trong đó, tỷ lệ các vi khuẩn nguy hiểm như E.Coli 0157, salmonella và listeria thậm chí cao hơn.
Nhiều người nghĩ rằng thực phẩm trong tủ lạnh là "an toàn", không bị chua, bị hỏng vì tủ lạnh có thể ức chế tốc độ sinh sản của vi khuẩn.
Đồ sống để lẫn với đồ chín
PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu nghị – thành viên của nhóm nghiên cứu cảnh báo, nguy cơ ngộ độc thức ăn từ đồ ăn chứa trong tủ lạnh rất cao bởi đồ ăn chứa trong tủ lạnh vừa nhiều về số lượng, chủng loại, vừa chưa được chú ý đến vấn đề đồ ăn sống – chín nên để riêng.
Nhiều gia đình rau mua về chưa cắt gốc, cá tươi, trứng vẫn còn dính phân, thịt các loại, hoa quả tươi chưa rửa… đã để vào tủ lạnh. Đồng thời với đó, đồ ăn chín ăn chưa hết cũng được… tống vào đây. Tất cả những điều đó khiến tủ lạnh trở thành kho chứa thực phẩm hỗn độn trong khi vấn đề vệ sinh lau chùi không thường xuyên. Ít gia đình có điều kiện 1 – 2 ngày lôi tủ lạnh ra lau rửa.
Thế nhưng có nhiều thói quen của bạn làm xuất hiện triệu chứng "ngộ độc thực phẩm tủ lạnh".
PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam) cho biết, nhiều tủ lạnh chỉ có 2 ngăn. Vậy nên nhiều người để thức ăn cả sống cả chín vào đây gây ô nhiễm chéo vi sinh vật. Thực phẩm khi đã để trong tủ lạnh, lúc ăn lại phải được đun lại từ 70 độ trở lên.
Vấn đề ô nhiễm gây ngộ độc thường xảy ra ở thực phẩm để trong tủ lạnh lấy ra ăn ngay như hoa quả (hoa quả đã gọt ăn dở lại để lẫn với thịt sống). Vì vậy, khi hoa quả ăn không hết, nên có màng bọc lại. Việc vệ sinh tủ lạnh nên tùy điều kiện gia đình, 2 – 3 ngày vệ sinh một lần, cùng lắm là 1 tuần phải vệ sinh lau chùi.
Thực tế, nhiều nhà cả tháng không lau tủ lạnh một lần. Đây chính là nguồn ô nhiễm thực phẩm lớn.
Vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ thấp
Nhiều người sai lầm khi tin rằng thức ăn lạnh sẽ giết chết vi khuẩn. Theo Giáo sư Humphrey của Viện Nhiễm trùng và Sức khỏe toàn cầu ở Đại học Liverpool (Anh): Thực phẩm đông lạnh làm chậm tốc độ sinh sôi của vi khuẩn nên chúng ta có thể dự trữ trong vài ngày thay vì chỉ vài giờ ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, một số vi khuẩn không ngừng sinh sôi trong tủ lạnh nên có thể là nguồn gây ngộ độc thực phẩm. Chẳng hạn, khuẩn listeria (gây các triệu chứng giống bệnh cảm, nặng hơn là bệnh nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não) có thể phát triển ở nhiệt độ từ -1độC đến 4 độC và thường tồn tại trong các thực phẩm như phô mát mềm, thịt, cá...
Chính cách sắp xếp không khoa học cùng thói quen không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên làm xuất hiện nhiều vi khuẩn gây hại. Ảnh minh họa
Theo Giáo sư Humphrey, nhiệt độ của tủ lạnh nên được duy trì ở mức từ 4- 5 độ C, đừng mở cửa tủ lạnh quá lâu và không đặt thức ăn nóng vào tủ để tránh làm nhiệt độ bên trong tăng lên.
Nguy cơ từ chiếc tủ lạnh đầy ắp thức ăn
Để bảo đảm sức khỏe người dùng các nhà sản xuất thực phẩm có xu hướng cắt giảm hàm lượng chất bảo quản vì vậy nhu cầu bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau khi đã mở bao bì gia tăng.
Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy thức ăn, hãy điều chỉnh nhiệt độ thấp xuống, đồng thời thường xuyên vệ sinh tủ lạnh. Giáo sư Humphrey khuyên bạn nên lau tủ lạnh 1 lần/tuần với nước nóng và thuốc khử trùng, Riêng ngăn đựng thịt sống thì nên vệ sinh cách nhau vài ngày.
Chiếc tủ lạnh đầy ắp thức ăn cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Ảnh minh họa
Đừng bao giờ đặt thịt ở ngăn trên cùng
Thịt gà sống hay nhiễm vi khuẩn campylobacter nguy hiểm, thường gây các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy. Do đó, nếu đặt thịt gà sống trên ngăn đựng rau, nước trong thịt sẽ rỉ qua các khe hở, thấm vào rau và đầu độc bạn nếu bạn ăn rau sống. Tốt nhất là bạn nên bỏ thịt gà vào trong hộp kín và để ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh. Bạn cũng có thể để riêng thực phẩm ăn sống với thức ăn chế biến sẵn, nấu chín hoặc thịt, cá sống.
Hãy cẩn thận với các loại rau sống
Chúng ta thường không để ý tới vai trò của rau trong quá trình truyền vi khuẩn gây bệnh. Khuẩn E.Coli thường tồn tại dưới dạng lạnh, đông lạnh và thường được thấy trong đất trồng rau. Loại vi khuẩn này có thể nhiễm chéo từ rau sang các thức ăn khác trong tủ lạnh, do đó, bạn đừng quên rửa sạch rau trước khi cho vào ngăn dự trữ riêng trong tủ lạnh.
Cơm để trong tủ lạnh cũng không an toàn
Bacillus cereus – loại vi khuẩn thường thấy ở những thực vật trồng gần mặt đất như lúa, ngũ cốc và các loại rau gia vị, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. Trong quá trình nấu, vi khuẩn này không hoạt động, nhưng khi cơm nguội, nó bắt đầu sản sinh các bào tử độc hại.
Để thức ăn trong tủ lạnh quá lâu vừa làm thực phẩm mất chất dinh dưỡng, vừa làm vi khuẩn sinh sôi.
Để thực phẩm quá lâu
Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi. Tuy nhiên, không có nghĩa là thực phẩm cứ để trong tủ lạnh sẽ an toàn 100%. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hoà tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông – rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.
Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.
Đừng tin tưởng vào chiếc mũi của bạn
Các nhà chế biến và sản xuất đã cố gắng làm biến mất những mùi từ thực phẩm hư hỏng, vì vậy đừng dùng phương pháp cũ là “ngửi” để xác định chất lượng của thực phẩm. 3 ngày là thời hạn sử dụng nhiều nhất cho các món ăn đã qua chế biến.
Nguyên tắc sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh
- Không xếp quá đầy các ngăn khiến luồng khí lạnh không thể lưu thông, dẫn đến nhiệt độ ở một số vị trí trong tủ có thể tăng cao, làm hỏng thức ăn.
- Không để thực phẩm sống và đã nấu chín cạnh nhau, đề phòng vi khuẩn từ thực phẩm sống lây nhiễm sang thức ăn đã chế biến. Nên xếp thực phẩm chín ở ngăn trên, thực phẩm sống ở ngăn dưới.
- Rau và hoa quả cũng không nên xếp cạnh nhau. Nên để rau ở nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ (ngăn rau đối với các loại tủ có thiết kế ngăn chức năng, hoặc ngăn dưới cùng đối với loại tủ thông thường), vì nhiệt độ tối ưu để bảo quản rau là 10 độ C.
- Không nên để trứng trong các khay trứng trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Tốt nhất nên để trứng trong các hộp các tông chuyên dụng và cất ở các ngăn phía trên

Cấu tạo của tủ lạnh và cách sửa chữa tủ lạnh

Trung tâm điện lạnh Quang Trung

ĐT liên hệ: 04 62 926 925

Khái niệm về tủ lạnh và cấu tạo


Tủ lạnh gia đình là thiết bị hại thấp nhiệt độ trong tủ để bảo quản thức ăn, thực phẩm, thuốc men, rau quả hoặc làm nước đá trong gia đình.
Chất làm lạnh trong tủ giữ vai trò quan trọng và là phương tiện vận chuyển để tải nhiệt ở trong tủ ra bên ngoài tủ.
Hệ thống lạnh của tủ lạnh phải có hai phần trao đổi nhiệt: bộ phận thu nhiệt trong tủ (dàn lạnh) và bộ phận toả nhiệt ở bên ngoài tủ (dàn nóng).
Vỏ tủ lạnh được chế tạo thành hai lớp, giữa hai lớp có đệm chất cách nhiệt để hạn chế trao đổi nhiệt giữa trong và ngoài tủ.
Theo nguyên tắc thu nhiệt và toả nhiệt, tủ lạnh chia thành 3 loại:
- Loại nén khí, 
- Loại hấp thụ, 
- Loại cặp nhiệt điện.

 Nguyên lý làm việc

Hoạt động của hệ thống làm lạnh được chỉ ra như ở hình 2-3.
- Trong dàn bay hơi 1, môi chất lạnh lỏng sôi ở áp suất thấp (từ 0 đến 1 at - áp suất dư) và nhiệt độ thấp (từ -29 đến -130C) để thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh, sau đó được máy nén 2 hút về và nén lên áp suất cao đẩy vào dàn ngưng tụ 3. Tuỳ theo nhiệt độ môi trường, áp suất ngưng tụ có thể từ 7 đến 11 at, tương ứng với nhiệt độ ngưng tụ là 330C đến 500C. Nhiệt độ ngưng tụ thường lớn hơn nhiệt độ không khí bên ngoài từ 15 đến 170C trong điều kiện dàn ngưng không có quạt gió.
- Ở dàn ngưng, môi chất thải nhiệt cho không khí làm mát và ngưng tụ lại, sau đó đi qua ống mao (van tiết lưu) để trở lại dàn bay hơi, thực hiện vòng tuần hoàn kín: nén - hoá lỏng - bay hơi.
Vì ống mao có tiết diện rất nhỏ và chiều dài lớn nên có khả năng duy trì sự chênh lệch áp suất cần thiết giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi, giống như van tiết lưu. Lượng môi chất lỏng phun qua ống mao cũng phù hợp với năng suất nén của máy nén.


Nguyên lý hoạt động như sau:

- Dùng hai chất bán dẫn: một chất bán dẫn có tính dẫn điện là điện tử (-) và một chất bán dẫn có tính dẫn điện là lỗ trống (+), chúng được nối với nhau bằng thanh đồng (hình 2-1), chúng tạo thành cặp nhiệt điện. Nếu cho dòng điện đi từ tấm bán dẫn (-) sang tấm bán dẫn (+) thì đầu nối giữa hai tấm bán dẫn hấp thụ nhiệt (lạnh đi), còn đầu kia toả nhiệt. Lượng nhiệt mà đầu lạnh hấp thụ được Qt được xác định theo công thức:
Qt = (1 - 2)IT1 (3-1) 
Trong đó: 1, 2 - hệ số Peltier
I - cường độ dòng điện đi qua cặp nhiệt điện
T1 - nhiệt độ đầu lạnh.
Áp dụng hiện tượng này, có thể ghép nhiều cặp bán dẫn khác loại với nhau, đưa tất cả các đầu lạnh về một phía (dàn lạnh), các đầu nóng về một phía (dàn nóng) để chế tạo thành tủ lạnh.
Ưu điểm: không gây tiếng ồn, gọn nhẹ, dễ mang xách vận chuyển, không có môi chất lạnh, có thể chuyển từ tủ lạnh sang tủ nóng dễ dàng (thay đổi cách đấu điện), tiện lợi cho du lịch vì dùng điện ăcquy.
Nhược điểm: hệ số lạnh thấp, tiêu tốn điện năng cao, giá thành cao, không có khả năng trữ lạnh. 
Các máy lạnh (tủ lạnh) nhiệt điện và hấp thụ còn ít được sử dụng ở nước ta.
Dàn bay hơi
Quạt dàn bay hơi
Gioăng cửa cao su
Bộ nhiệt phá băng
Điều chỉnh nhiệt độ
Máng chứa ẩm ướt
Núm điều chỉnh thời gian tan băng
Dàn ngưng
Lốc máy
Quạt dàn ngưng
Đường môi chất lỏng

 Máy nén của tủ lạnh gia đình

a) Nhiệm vụ của máy nén

Hút hết môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp.
Nén môi chất ở trạng thái hơi từ áp suất bay hơi tới áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.
Phải đủ năng suất, khối lượng, lưu lượng môi chất qua máy nén, phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ.

b) Yêu cầu của máy nén

Làm việc chắc chắn, ổn định, có tuổi thọ caovà độ tin cậy cao, có khả năng sản xuất hàng loạt.
Hiệu suất làm việc cao.
Khi làm việc không rung, không ồn.

c) Phân loại máy nén

Máy nén tủ lạnh gia đình chủ yếu là loại máy nén pittông 1 hoặc 2 xilanh. Ngoài ra còn máy nén rôto nhưng chủ yếu sử dụng trong máy điều hoà nhiệt độ, hiếm thấy trong tủ lạnh gia đình.

d) Nguyên lý làm việc

Máy nén pittông dùng cơ cấu tay quay thanh truyền biến chuyển động quay của động cơ điện thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittông. 
Hình 2-4 là sơ đồ máy nén pittông có cơ cấu tay quay thanh truyền.
Máy nén pittông làm việc như sau: Pittông chuyển động lên xuống trong xilanh. Khi pittông di chuyển từ trên xuống dưới, áp suất trong khoang hút giảm, clapê hút tự động mở ra do chênh lệch áp suất, máy nén thực hiện quá trình hút. Khi pittông đạt điểm chết dưới, quá trình hút kết thúc, pittông đổi hướng chuyển động lên trên thực hiện quá trình nén. Khi áp suất trong xilanh cao hơn áp suất trong khoang đẩy, clapê đẩy tự động mở ra cho môi chất đi vào khoang đẩy. Quá trình đẩy hơi môi chất kết thúc khi xilanh đạt điểm chết trên. Quá trình hút và nén lại lặp lại. 
Ưu điểm của máy nén kiểu pittông: công nghệ gia công đơn giản, dễ bôi trơn, có thể đạt tỉ số nén pittông n = Pk/P0 ≈ 10 với một cấp nén, trong đó Pk là áp suất trên dàn ngưng, P0 là áp suất sau ống mao dẫn (dàn bay hơi)
Nhược điểm của máy nén pittông: có nhiều chi tiết và cặp ma sát nên dễ bị mài mòn. 
Máy nén pittông ứng dụng rộng rãi trong tủ lạnh gia đình và cả máy lạnh có công suất lớn.
1- Xi lanh;
2- Clapê hút;
3- Tấm phẳng đặt van;
4- Clapê đẩy;
5- Nắp xilanh;
6- Píttông;
7- Chốt; 
8- Thanh truyền;
9- Khuỷu;
10- Gối đỡ trục

Môi chất lạnh và dầu bôi trơn

Tủ lạnh gia đình thường dùng khí freôn 12 (R12) - CCl2F2. R12 là khí không màu, có mùi thơm rất nhẹ, không độc ở nồng độ thấp. R12 chỉ độc khi nồng độ trong không khí lớn hơn 20% thể tích. Ở áp suất khí quyển 1 at, R12 sôi ở nhiệt độ -29,80C và đông thành đá ở -1550C.
R12 hầu như không tác dụng với bất kì một kim loại nào, không dẫn điện, khả năng rò rỉ qua các lỗ nhỏ trong kim loại cao hơn không khí nhiều. R12 có khả năng hoà tan các hợp chất hữu cơ và nhiều loại sơn, do đó dây quấn động cơ điện phải dùng loại sơn cách điện đặc biệt, không hoà tan trong R12.
R12 không hoà tan trong nước, lượng nước cho phép trong tủ lạnh gia đình không quá 0,0006% theo khối lượng.
Ở điều kiện bình thường, R12 không độc, không ảnh hưởng gì tới chất lượng thực phẩm, nhưng ở nhiệt độ cao hơn 4000C, R12 tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa sẽ bị phân huỷ thành hydrôclorua và hydrôflorua rất độc. 
R12 hoá lỏng và dầu bôi trơn hoà tan vào nhau không có giới hạn, nhưng hơi R12 và dầu bôi trơn hoà tan vào nhau có giới hạn. Khi R12 hoà tan trong dầu bôi trơn, độ nhớt của dầu giảm xuống. Khi áp suất và nhiệt độ giảm thì độ hoà tan của hơi R12 trong dầu tăng.
Dầu bôi trơn trong máy nén và động cơ của tủ lạnh gia đình không thể thay thế, bổ xung định kì được. Dầu bôi trơn làm việc trong điều kiện R12 hoà tan nên phải thoả mãn các yêu cầu đặc biệt: độ ổn định và độ nhớt cao, độ ẩm thấp, nhiệt độ đông đặc độ làm đục thấp. Độ ổn định của dầu bôi trơn là khả năng chống ôxy hoá của dầu, đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng.
Dầu bôi trơn khô hút ẩm mạnh và dễ dàng hấp thụ nước trong không khí, do đó khi bảo quản, vận chuyển dầu phải chứa trong thùng kín. Trước khi cho dầu vào tủ lạnh cần phải sấy dầu và kiểm tra kĩ đúng loại dầu sử dụng.

 Dàn ngưng

a) Định nghĩa, nhiệm vụ

Định nghĩa: Dàn ngưng là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ và một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí).
Nhiệm vụ: thải nhiệt của môi chất ra ngoài môi trường xung quanh. Lượng nhiệt thải qua dàn ngưng đúng bằng nhiệt lượng mà dàn bay hơi thu ở trong tủ (để làm lạnh) cộng với điện năng tiêu tốn cho máy nén. 

b) Phân loại

Có thể phân loại dàn ngưng theo cấu tạo và môi trường làm mát:
Bình ngưng làm mát bằng nước: môi trường làm mát là nước.
Dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên (không có quạt) và đối lưu cưỡng bức (có quạt): môi trường làm mát bằng không khí.
Dàn ngưng tưới (còn gọi là thiết bị ngưng tụ bay hơi nước): môi trường làm mát kết hợp nước và không khí.
Tủ lạnh gia đình đa số có dàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên. Một số ít tủ lạnh gia đình và tủ lạnh thương nghiệp có dàn ngưng không khí cưỡng bức.

c) Yêu cầu đối với dàn ngưng

Phải có khả năng toả nhiệt phù hợp với năng suất lạnh của máy nén; 
Bề mặt trao đổi nhiệt phải đủ và tốt;
Sự tiếp xúc giữa cánh tản nhiệt và ống phải tốt;
Chịu được áp suất và nhiệt độ cao, không bị ăn mòn;
Tuần hoàn không khí phải tốt;
Công nghệ chế tạo đơn giản, bảo dưỡng và sửa chữa dễ dàng, giá thành hạ.

d) Vị trí lắp đặt

Dàn ngưng đầu vào được lắp vào đầu đẩy của máy nén, đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) được lắp vào phin sấy lọc trước khi nối với ống mao.
Dàn ngưng được bố trí sau tủ lạnh (hình 2- 6), một số còn thêm một phần đặt dưới đáy tủ. Dàn ngưng được bố trí sao cho việc đối lưu không khí là tốt nhất để tủ thải nhiệt được dễ dàng.

e) Cấu tạo của dàn ngưng

Dàn ngưng của tủ lạnh nén hơi có:
Dàn ngưng bằng dàn ống thép (hoặc ống đồng),
Dàn ngưng bằng nhôm tấm.
Dàn ngưng bằng ống thép gồm:
Ống thép có đường kính cỡ Φ5
Cánh tản nhiệt làm bằng dây thép cỡ Φ1,2 ÷ 2. 
Môi chất đi từ trên xuống, không khí đối lưu tự nhiên đi từ dưới dàn ngưng lên, thực hiện trao đổi nhiệt ngược dòng 
Dàn ống của dàn ngưng có thể bố trí nằm ngang , cũng có thể bố trí thẳng đứng. 
Cánh tản nhiệt của dàn ngưng cũng có thể bằng tấm thép liền hoặc có dập thêm các khe hở để tạo sự đối lưu không khí tốt hơn. 
Dàn ngưng bằng nhôm tấm: được tạo từ hai lá nhôm dày 1,5 mm, cán dính vào nhau, ở giữa có các rãnh cho môi chất lưu thông thay cho các ống. Khoảng giữa các rãnh có dập các khe gió để nâng cao khả năng đối lưu không khí qua dàn. 
Do hệ số truyền nhiệt của lá nhôm lớn và do tạo được bề mặt trao đổi nhiệt lớn nên loại dàn ngưng này gọn nhẹ hơn các loại dàn ngưng khác.
Một số loại dàn ngưng trong tủ lạnh gia đình

 Dàn bay hơi 

a) Vị trí lắp đặt dàn bay hơi

Dàn bay hơi được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu (theo chiều chuyển động của môi chất lạnh) và trước máy nén trong hệ thống lạnh.
Trong tủ lạnh, dàn bay hơi được lắp ở phía trên bên trong tủ (hình 2-2) và được sử dụng như một ngăn bảo quản lạnh đông thực phẩm và để làm nước đá.

b) Cấu tạo dàn bay hơi

Dàn bay hơi phổ biến là kiểu tấm có bố trí các rãnh cho môi chất lạnh tuần hoàn. Không khí bên ngoài đối lưu tự nhiên, vật liệu là thép không gỉ hoặc nhôm. 
Dàn bay hơi kiểu tấm bằng nhôm được chế tạo giống như dàn ngưng kiểu tấm bằng nhôm.
Dàn bay hơi bằng tấm nhôm có ưu điểm: Chế tạo dễ dàng, giá thành rẻ, hệ số truyền nhiệt lớn, việc bố trí các rãnh môi chất rất dễ dàng và đa dạng. Dàn bay hơi bằng tấm nhôm cho khả năng tăng dung tích của ngăn đông và dễ dàng bố trí dàn trong tủ lạnh.
Nhược điểm của dàn nhôm: dễ han gỉ, đặc biệt là các mối nối đồng - nhôm giữa dàn bay hơi với ống mao cũng như với ống hút máy nén. Cần bảo vệ đầu nối không bị thấm ướt để chống ăn mòn điện phân, phá huỷ phần nhôm. 
Dàn bay hơi bằng thép không gỉ: Các tấm thép không gỉ được dập rãnh trước, sau đó ghép vào nhau và hàn kín chung quanh, chỉ chừa hai lỗ để nối ống mao và ống hút. Ở giữa người ta hàn chấm từng đoạn, vì giữa các rãnh không yêu cầu kín hoàn toàn.
Cũng có loại dàn bay hơi làm bằng ống đồng hoặc ống nhôm có bố trí cánh, nhưng loại này ít sử dụng.
Cấu tạo một số loại dàn bay hơi 

c) Một số hư hỏng của dàn bay hơi và cách khắc phục


Dàn bay hưoi bị thủng, xì. Phát hiện chỗ thủng, xì bằng cách tìm vết dầu loang, bằng xà phòng (khi tủ không chạy) hoặc phải tháo dàn ra để bơm khí đến 10 ÷ 12at và nhúng vào bể nước.
Nguyên nhân: có thể do dùng các vật sắc như dao, tuốc nơ vit để lấy đá và thực phẩm đông lạnh trên dàn, do dàn bị han gỉ từ bên ngoài hoặc từ bên trong.
Có hai phương pháp khắc phục: 
- Dùng keo êpôxi hai thành phần phủ lên chỗ bị thủng,
- Hàn lại bằng hàn hơi. 
Khi dùng keo êpôxi phải đánh sạch bề mặt, hoà trộn cẩn thận hai thành phần keo rồi phủ lên vị trí thủng, sau đó có thể kiểm tra bằng khí nén. Phương pháp dùng keo đơn giản, không làm hỏng lớp phủ bảo vệ của các vị trí xung quanh. 
Phương pháp hàn có độ bền cao nhưng ngọn lửa hàn làm cháy lớp bảo vệ bề mặt trên dàn nhôm, gây nội lực do dãn nở nhiệt không đều, dễ làm dàn thủng lại.

Dàn bay hơi bị mục. Khi dàn thủng nhiều chỗ (trên 5 lỗ) có thể coi là dàn đã mục, cần phải thay dàn mới. 

 Bộ phận tiết lưu

a) Nhiệm vụ

Hạ áp suất của dòng môi chất lỏng từ áp suất ngưng tụ ở dàn ngưng tụ xuống áp suất thấp ở dàn bay hơi tương ứng với nhiệt độ sôi cần thiết.
Cung cấp và điều chỉnh đủ lượng môi chất lỏng cho dàn bay hơi, phù hợp với tải nhiệt của dàn.
Duy trì áp suất bay hơi ổn định và sự chên lệch áp suất giữa dàn bay hơi và dàn ngưng tụ.
b) Vị trí lắp đặt
Bộ phận tiết lưu được bố trí giữa dàn bay hơi và dàn ngưng tụ. Nếu có phin lọc, phin sấy, van điện từ thì thứ tự các thiết bị theo chiều chuyển động môi chất như sau: dàn ngưng, phin lọc, phin sấy, van điện từ, thiết bị tiết lưu, dàn bay hơi.

c) Phân loại

Có ba loại thiết bị tiết lưu chính thường được sử dụng trong hệ thống lạnh:
1. Van tiết lưu điều chỉnh bằng tay;
2. Van tiết lưu tự động nhờ sự quá nhiệt hơi hút về máy nén, gọi tắt là van tiết lưu nhiệt, thường được sử dụng trong các hệ thống lạnh lớn và trung bình. Van tiết lưu nhiệt cũng sử dụng cho cả các hệ thống lạnh nhỏ như một số tủ lạnh thương nghiệp và máy điều hoà nhiệt độ.
3. Ống mao (còn gọi là ống kapilê, cáp phun) là dạng thiết bị tiết lưu cố định. 
Tủ lạnh gia đình hầu như chỉ sử dụng ống mao. Ống mao còn được sử dụng cho máy điều hoà cửa sổ, máy hút ẩm nhỏ...

 Ống mao

Ống mao dùng để hạ áp suất của dòng môi chất lỏng lạnh từ áp suất ngưng tụ ở dàn ngưng xuống áp suất thấp ở dàn bay hơi tương ứng với nhiệt độ sôi cần thiết.
Yêu cầu ống mao là: cung cấp và điều chỉnh đủ lượng môi chất lỏng cho dàn bay hơi, phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi; duy trì áp suất bay hơi ổn định và sự chênh lệch áp suất giữa dàn bay hơi và dàn ngưng tụ.
Nếu có phin lọc, thứ tự lắp đặt các thiết bị theo chiều chuyển động của môi chất như sau: dàn ngưng, phin lọc, ống mao, dàn bay hơi.
Cấu tạo ống mao
Ống mao còn gọi là ống capilê có cấu tạo đơn giản, là đoạn ống có đường kính rất nhỏ, từ 0,5 ÷ 2 mm và chiều dài từ 0,5 đến 5 m, được đặt trên đoạn giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi (hình 2-10).
Ưu điểm: đơn giản, không có chi tiết chuyển động nên làm việc đảm bảo, độ tin cậy cao, không cần bình chứa. Sau khi máy nén ngừng làm việc vài phút, áp suất sẽ cân bằng giữa đầu đẩy và đầu hút nên động cơ điện khởi động dễ dàng.
Nhược điểm: dễ tắc bẩn, tắc ẩm, khó xác định độ dài ống, không tự điều chỉnh được theo các chế độ làm việc khác nhau, cho nên chỉ sử dụng cho các hệ thống lạnh có công suất nhỏ.
2.1.11. Động cơ điện
Động cơ truyền động cho máy nén trong tủ lạnh thường là động cơ điện. Động cơ điện này và máy nén được đặt trong một vỏ chung gọi là lốc (blốc) của tủ lạnh.
Yêu cầu đối với động cơ điện: 
vật liệu cách điện của dây quấn và vật liệu phụ không phản ứng hoá học với môi chất frêôn R12, với dầu bôi trơn vì trong quá trình làm việc động cơ được ngâm trong môi chất và dầu.
Cách điện của dây quấn động cơ phải chịu được nhiệt độ cao, khi động cơ, máy nén làm việc nhiệt độ có thể lên đến 1000C. 
Động cơ cần có kết cấu gọn, đơn giản, độ bền cao, tuổi thọ động cơ từ 15 ÷ 20 năm, động cơ phải thích ứng với các chế độ làm việc khác nhau của máy nén, có mômen mở máy đủ lớn, dòng điện khởi động không quá lớn.
Động cơ dùng cho tủ lạnh gia đình là động cơ điện không đồng bộ một pha rôto lồng sóc. 

 Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ (Rơle nhiệt - thermostat)

Nhiệm vụ: điều chỉnh khống chế và duy trì nhiệt độ cần thiết trong buồng lạnh, ngăn đông hoặc nhiệt độ trong phòng.
Yêu cầu: thiết bị điều chỉnh nhiệt độ phải đơn giản, làm việc chắc chắn, tin cậy, giá thành hạ. 
Nguyên tắc làm việc: Rơle đóng, ngắt mạch tự động nhờ tín hiệu nhiệt độ buồng lạnh. Khi đạt nhiệt độ yêu cầu nó ngắt mạch của động cơ, khi nhiệt độ tăng quá mức cho phép nó đóng mạch điện cho hệ thống lạnh làm việc.

a) Nguyên tắc cấu tạo của rơle nhiệt

Gồm một đầu cảm nhiệt 1 chứa môi chất dễ bay hơi để lấy tín hiệu nhiệt độ buồng lạnh biến thành tín hiệu áp suất.
Hộp xếp 3 dùng để chuyển tín hiệu áp suất ra độ giãn nở cơ học của hộp xếp, giữa hộp xếp và đầu cảm nhiệt có ống dẫn 5.
Cơ cấu đòn bẩy để biến độ giãn nở cơ học của hộp xếp ra động tác đóng ngắt tiếp điểm 2 một cách dứt khoát.
Hệ thống lò xo 4 và vít điều chỉnh 6 để điều chỉnh nhiệt độ từ chế độ ít lạnh nhất đến lạnh nhất.

b) Hoạt động

Khi nhiệt độ buồng lạnh giảm xuống dưới mức yêu cầu, áp suất trong đầu cảm nhiệt và trong hộp xếp giảm đến mức cơ cấu lật bật xuống dưới ngắt tiếp điểm, máy lạnh ngừng chạy.
Nhiệt độ buồng lạnh dần dần nóng lên, áp suất trong hộp xếp tăng lên, hộp xếp dãn dần lên. Khi nhiệt độ tăng quá mức cho phép cũng là lúc hộp xếp đẩy cơ cấu lật lên phía trên đóng mạch cho máy lạnh hoạt động trở lại.
Trong tủ lạnh gia đình, đầu cảm nhiệt được cố định trực tiếp hoặc gián tiếp lên thành dàn bay hơi, nó phản ứng theo nhiệt độ của dàn bay hơi. 

c) Các hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục

Mọi sự cố hỏng hóc xin quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và sửa chữa nhanh chóng

ĐT liên hệ: 0987 759 529

Sửa tủ lạnh tại thanh xuân - hà nội chuyên nghiệp


Sửa chữa tủ lạnh tại Thanh Xuân - Hà Nội 


Chuyên sửa tủ lạnh quạt gió, tủ lạnh trực tiếp các hãng


  • Sửa tủ lạnh bị đóng băng ngăn dưới.
  • Sửa tủ lạnh lạnh ngăn dưới nhưng không lạnh ngăn trên. 
  • Sửa Tủ lạnh không làm đá được.
  • Sửa Tủ lạnh không xả tuyết, xả đá tự động.
  • Sửa tủ lạnh có thời gian xả đá lâu.
  • Sửa tủ lạnh lạnh ngăn trên nhưng ngăn dưới không lạnh.
  • Sửa Tủ lạnh bị rò nước ra ngoài.
  • Sửa Tủ lạnh bị hở điện ra ngoài.
  • Sửa Cánh tủ không đóng kín được, bị hở (Zoong cửa bị hỏng, hở, không sử dụng được).
  • Sửa Tủ lạnh bị kêu to, có tiếng ù khi chạy.
  • Sửa Tủ lạnh có mùi khét.
  • Sửa Tủ lạnh bị thủng giàn, bị xì giàn.
  • Sửa Tủ lạnh chạy hoài không ngắt.
  • Sửa Tủ lạnh chạy lâu ngắt.
  • Sửa Tủ lạnh bị thủng ngăn đá.
  • Nhận Thay Block tủ lạnh.
  • Sửa Tủ lạnh bị hỏng quạt ngăn đá.
  • Nhận Nạp gas cho tủ lạnh.
  • Sửa Tủ lạnh bị gỉ sét, mục đồng, sụt chân ... - cần sơn cạp và tân trang làm mới.
sua tu lanh tai ha noi

Chuyên sửa tủ lạnh tại nhà ở hà nội giá rẻ - uy tín



Phục Vụ Nhanh nhất – Thuận tiện nhất
Giá cả hợp lý nhất – Chất lượng nhất – Yên tâm nhất
Hãy đến với  ĐIỆN LẠNH QUANG TRUNG của chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.

 - ĐIỆN LẠNH QUANG TRUNG chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa tủ lạnh, bảo trì, bảo dưỡng - vệ sinh tủ lạnh. Với mạng lưới toàn Hà Nội.

- Với đội ngũ kĩ thuật viên có tay nghề giỏi lâu năm, có nhiều kinh nghiệm về sửa tủ lạnh, bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh.

- Kiểm tra bệnh cho tủ lạnh miễn phí, báo giá cho quý khách hàng trước khi sửa chữa hoặc thay mới, thay thế linh kiện phụ tùng chính hãng, sử dụng máy chuyên dụng, đảm bảo kỹ thuật, uy tín chất lượng:

- Khách hàng gọi sửa chữa tủ lạnh được phục vụ nhanh, phục vụ tại nhà 24/24 giờ, các ngày trong tuần kể cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật. Đặc biệt sửa chữa tủ lạnh, phục vụ cho khách hàng cả vào buổi tối – đêm mà không tính thêm giá dịch vụ. 



 TỦ LẠNH - TỦ ĐÔNG LẠNH - TỦ MÁT - TỦ KEM – TỦ BẢO QUẢN - TỦ LÀM ĐÁ - TỦ BẢO ÔN - TỦ CẤP ĐÔNG - TỦ COCA- TỦ ƯỚP RƯỢU - TỦ BIA - TỦ PEPSI - KHO LẠNH....:


Cách Sử Dụng Tủ Lạnh Bền Lâu


Hiện nay tủ lạnh đang là một thiết bị khá quen thuộc với hầu hết gia đình Việt Nam, do đó những bí quyết kéo dài tuổi thọ của tủ lạnh, cũng như cách dùng sao cho tiết kiệm điện đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm.

Chiếc tủ lạnh với khá nhiều công dụng như bảo quản thức ăn, làm nước mát… đang trở thành thiết bị quan trọng đối với không ít gia đình Việt Nam.
Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ mà những chiếc tủ lạnh với khá nhiều công dụng như bảo quản thức ăn, làm nước mát… đang trở thành thiết bị quan trọng đối với không ít gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, do chưa tìm hiểu kỹ về những tính năng, công dụng cũng như cách sử dụng của loại thiết bị này mà nhiều hộ gia đình phải tốn kém trong việc chi trả tiền điện hàng tháng.
sua dieu hoa
Theo tư vấn của các nhà cung cấp, việc sử dụng tủ lạnh đúng cách sẽ giúp người tiêu dùng tiết kiệm 20 – 30% điện mỗi tháng.
Theo đó, điều đầu tiên mà người tiêu dùng nên lưu ý trong quá trình lựa chọn tủ mới, nên chọn những chiếc tủ nén bằng điện cơ và cửa tủ càng kín càng tốt vì nó sẽ ít tiêu tốn điện. Cùng với đó, người sử dụng cũng nên tính toán dung tích phù hợp với nhu cầu của gia đình để tránh trường hợp dư thừa lãng phí. Ví dụ như với gia đình 4 – 5 người có thể dùng loại 125- 150 lít là phù hợp.

dung tu lanh ben lau

Hạn chế mở tủ nhiều, cũng như mở quá lâu để giảm việc tiêu tốn điện năng.
Trong trường hợp kinh tế hạn hẹp phải mua lại tủ cũ thì người tiêu dùng không nên mua tủ đã quá cũ.
Người tiêu dùng nên hạn chế mở tủ nhiều, cũng như mở quá lâu để giảm việc tiêu tốn điện năng.
Cùng với việc lựa chọn những chiếc tủ phù hợp thì cách lắp đặt và sử dụng đúng cách cũng là một giải pháp hữu hiệu để giảm điện năng. Theo đó, khi mua tủ lạnh về người tiêu dùng nên đặt tủ tại những nơi thoáng mát và cách tường ít nhất 10 cm. Tránh ánh nắng hoặc gần các nguồn nhiệt ( bếp gaz, lò sưởi…).
Về cách sử dụng, người sử dụng nên để nhiệt độ trong tủ ở mức 3- 6 độ C; chế độ lạnh ở mức - 15 đến -18 độ C. Không đưa vào tủ lạnh các chất lỏng dễ bay hơi, dễ cháy nổ, các hợp chất và các loại thuốc có mùi đặc biệt. Không đặt các vật nặng lên trên tủ lạnh, không ấn mạnh vào cửa tủ lạnh.
dung tu lanh ben lau

Thực phẩm để trong tủ lạnh phải được đậy kín hoặc gói trong các túi nylon.
Thực phẩm để trong tủ lạnh phải được đậy kín hoặc gói trong các túi nylon, còn đồ để trong ngăn đá phải cho vào khay. Không để bơ hoặc mỡ chạm vào các phần nhựa của tủ lạnh và bộ phận ép của cửa.
Đặc biệt, không cho thức ăn nóng vào tủ và khi nấu ăn nên lấy đồ cùng lúc, tránh mở cửa tủ nhiều lần, cũng như không mở quá lâu vì sẽ tiêu tốn nhiều điện năng. Không nên phủ bất kỳ vật gì lên lưới thông gió. (Lưới thông gió chỉ có ở các dòng máy cũ). Không nên để lớp đá dày 5-6mm vì nó sẽ cản trở việc làm lạnh các sản phẩm đông lạnh và làm tăng tiêu dùng điện năng. Trong trường hợp sử dụng tủ lạnh không thường xuyên, ít nhất bạn cũng nên mở tủ 4 - 6 giờ/ tuần.
Nếu như việc sử dụng đúng cách sẽ giúp giảm thiểu tiêu tốn điện năng, thì việc bảo dưỡng và bảo vệ đúng cách là một giải pháp hiệu quả tăng tuổi thọ của thiết bị.
sua tu lanh

Không để bơ hoặc mỡ chạm vào các phần nhựa của tủ lạnh và bộ phận ép của cửa.
Điều đầu tiên người sử dụng cần chú ý là phải đặt tủ lạnh ở nơi khô ráo, ít bụi và thoáng gió đảm bảo thống thoáng phía sau. Đặc biệt, không dùng giấy vải, phủ kín làm ngưng dàn nóng. Khi mở của tủ không để luống gió quạt thốc thẳng vào sẽ làm tủ quá tải, tốn điện.
Khi sử dụng, sau hai tuần chúng ta nên cho tủ lạnh nghỉ ngơi 15 - 30 phút, sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.
Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ bằng cách đưa các thực phẩm, khay, giá đỡ ra khỏi tủ lạnh. Dùng khăn sạch mềm để cọ rửa dàn lạnh các ngăn mặt trong của tủ lạnh, các tấm cửa cùng các chi tiếtkhác của tủ lạnh. Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.
Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô. Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở cửa tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.

Sửa tủ lạnh tại cầu giấy hà nội chuyên nghiệp


Sửa tủ lạnh tại Cầu Giấy - Hà Nội

TRUNG TÂM ĐIỆN TỬ - ĐIÊN LẠNH QUANG TRUNG


Phục Vụ Nhanh nhất – Thuận tiện nhất
Giá cả hợp lý nhất – Chất lượng nhất – Yên tâm nhất
Hãy đến với  ĐIỆN LẠNH QUANG TRUNG của chúng tôi để được phục vụ tốt nhất.

 - ĐIỆN LẠNH QUANG TRUNG chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng - vệ sinh tủ lạnh. Với mạng lưới toàn Hà Nội.

- Với đội ngũ kĩ thuật viên có tay nghề giỏi lâu năm, có nhiều kinh nghiệm về sửa tủ lạnh, bảo dưỡng, vệ sinh tủ lạnh.

- Kiểm tra bệnh cho tủ lạnh miễn phí, báo giá cho quý khách hàng trước khi sửa chữa hoặc thay mới, thay thế linh kiện phụ tùng chính hãng, sử dụng máy chuyên dụng, đảm bảo kỹ thuật, uy tín chất lượng:

- Khách hàng gọi sửa chữa tủ lạnh được phục vụ nhanh, phục vụ tại nhà 24/24 giờ, các ngày trong tuần kể cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật. Đặc biệt sửa chữa tủ lạnh, phục vụ cho khách hàng cả vào buổi tối – đêm mà không tính thêm giá dịch vụ. 



 TỦ LẠNH - TỦ ĐÔNG LẠNH - TỦ MÁT - TỦ KEM – TỦ BẢO QUẢN - TỦ LÀM ĐÁ - TỦ BẢO ÔN - TỦ CẤP ĐÔNG - TỦ COCA- TỦ ƯỚP RƯỢU - TỦ BIA - TỦ PEPSI - KHO LẠNH....:
 

Chuyên sửa tủ lạnh quạt gió, tủ lạnh trực tiếp các hãng


  • Sửa Tủ lạnh không lạnh.
  • Sửa Tủ lạnh không vào điện.
  • Sửa Tủ lạnh kém lạnh, yếu lạnh.
  • Sửa Tủ lạnh không chạy, không hoạt động.
  • Sửa tủ lạnh bị đóng băng ngăn dưới.
  • Sửa tủ lạnh lạnh ngăn dưới nhưng không lạnh ngăn trên. 
  • Sửa Tủ lạnh không làm đá được.
  • Sửa Tủ lạnh không xả tuyết, xả đá tự động.
  • Sửa tủ lạnh có thời gian xả đá lâu.
  • Sửa tủ lạnh lạnh ngăn trên nhưng ngăn dưới không lạnh.
  • Sửa Tủ lạnh bị rò nước ra ngoài.
  • Sửa Tủ lạnh bị hở điện ra ngoài.
  • Sửa Cánh tủ không đóng kín được, bị hở (Zoong cửa bị hỏng, hở, không sử dụng được).
  • Sửa Tủ lạnh bị kêu to, có tiếng ù khi chạy.
  • Sửa Tủ lạnh có mùi khét.
  • Sửa Tủ lạnh bị thủng giàn, bị xì giàn.
  • Sửa Tủ lạnh chạy hoài không ngắt.
  • Sửa Tủ lạnh chạy lâu ngắt.
  • Sửa Tủ lạnh bị thủng ngăn đá.
  • Nhận Thay Block tủ lạnh.
  • Sửa Tủ lạnh bị hỏng quạt ngăn đá.
  • Nhận Nạp gas cho tủ lạnh.
  • Sửa Tủ lạnh bị gỉ sét, mục đồng, sụt chân ... - cần sơn cạp và tân trang làm mới.
  • ...

Khi gặp bất kỳ sự cố nào ở tủ lạnh Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Rất vui được sự ủng hộ của quý khách. Sự hài lòng của quý khách là phương châm hoạt động của chúng tôi.